♻️ CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ẢNH HƯỞNG ĐẾN GIÁ TRỊ TIỀN TỆ
Mức yết giá là một chỉ số thể hiện tỷ giá hiện tại của một đồng tiền trong mối tương quan với một đồng tiền khác, nhờ có nó mà bạn có thể biết một đồng tiền đáng giá bao nhiêu tại thời điểm đó. Giá trị đồng tiền của bất kỳ quốc gia nào cũng phụ thuộc vào tình hình kinh tế, hệ thống tài chính và thậm chí cả cơ cấu chính trị. Sự khác biệt về trình độ phát triển giữa các vùng hình thành nên các mức tỷ giá.
Nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu năm yếu tố có tác động dài hạn lên tỷ giá của các cặp tiền tệ. Những tác động ngắn hạn lên biến động tỷ giá có thể là do những tổ chức giao dịch lớn như ngân hàng, các môi giới trên thị trường Forex, các quỹ. Vậy những yếu tố nào có tác động mạnh nhất?
✔ BIẾN ĐỘNG MỨC LẠM PHÁT
Mức lạm phát thể hiện sự mất giá của đồng tiền trong một quãng thời gian nhất định. Đồng tiền của quốc gia có tỷ lệ lạm phát thấp thường được định giá cao hơn và tỷ giá ổn định hơn. Ví dụ, ở Mỹ, tỷ lệ lạm phát không vượt quá 2% một năm, và đô la Mỹ là đồng tiền chính trong giao dịch quốc tế. Nhật Bản không có lạm phát, và thậm chí cả chiều ngược lại họ cũng không bị giảm phát. Vì vậy, đồng Yên Nhật thường được mua như một phương án “trú ẩn” giúp bảo vệ tiền không bị mất giá. Ngược lại, tiền của những quốc gia có tỷ lệ lạm phát cao thường bị mất giá và tỷ giá không ổn định. Tỷ lệ lạm phát của các nước rất khác nhau, nhưng đây chỉ là một trong những yếu tố tác động lên tỷ giá.
✔ THAY ĐỔI TỶ LỆ LÃI SUẤT
Mức lãi suất ngân hàng ảnh hưởng rõ rệt lên tình hình kinh tế và lĩnh vực tài chính. Lạm phát và tỷ giá phụ thuộc trực tiếp vào mức lãi suất. Bằng việc điều tiết lãi suất, một quốc gia có thể thông qua ngân hàng trung ương tác động lên giá đồng tiền quốc gia và mức lạm phát. Việc tăng lãi suất sẽ thu hút dòng vốn ngoại, từ đó làm tăng tỷ giá. Ví dụ, Cục dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất trái phiếu chính phủ, các nhà đầu tư Nhật sẽ mua nhiều trái phiếu hơn, và họ cần đô la Mỹ để mua trái phiếu, nhu cầu đô la Mỹ tăng nên đô la Mỹ tăng giá so với đồng Yên. Một mức lãi suất thấp sẽ thúc đẩy nền kinh tế, tăng lạm phát và làm giảm tỷ giá. Vì vậy, sau cuộc khủng hoảng vào năm 2008, Ngân hàng trung ương châu Âu đã cắt giảm lãi suất về 0, và đồng euro đã giảm giá so với đô la Mỹ từ 1.5 xuống còn 1.04.
✔ SỰ THÂM HỤT CÁN CÂN THƯƠNG MẠI
Mọi quốc gia đều mua một lượng hàng hóa nhất định từ nước ngoài. Tương tự, họ bán sản phẩm trong nước cho những quốc gia khác. Thêm vào đó, sự dịch chuyển nguồn vốn dưới hình thức thanh toán cho các dịch vụ, thu nhập từ du lịch,... Nếu một quốc gia, về tổng quan, tiêu đi nhiều ngoại tệ hơn số nhận về, thâm hụt cán cân thương mại sẽ tăng. Nhu cầu dành cho ngoại tệ đó sẽ cao hơn và tỷ giá tăng lên. Để bù đắp thâm hụt, họ cần mượn nguồn vốn từ những tổ chức nước ngoài, điều đó sẽ làm đồng tiền quốc nội mất ổn định và khiến giá trị của đồng tiền bị giảm. Việc thặng dư hay cân bằng cán cân thương mại quốc tế sẽ đảm bảo tính ổn định cho tỷ giá.
✔ SỰ THAY ĐỔI GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU
Sự biến động giá quốc tế của những nguyên liệu thô, nhiên liệu, thực phẩm cũng có thể ảnh hưởng tới biến động giá trị tiền. Nếu một đất nước xuất khẩu dầu mỏ và mua thực phẩm, khi giá dầu giảm, cán cân thanh toán sẽ bị lệch, và đồng tiền sẽ có giá trị thấp hơn. Nếu thực phẩm cũng giảm giá, cán cân sẽ không bị ảnh hưởng. nếu giá của hàng xuất khẩu tăng nhanh hơn hàng nhập khẩu, cán cân sẽ ổn định và tỷ giá sẽ tăng. Đó cũng là kịch bản của những “hàng hóa tiền tệ”. Ví dụ, giá đô la Canada phụ thuộc vào giá dầu, hoặc đô la Úc lên xuống theo giá quặng và than đá.
✔ TÁC ĐỘNG CỦA SỰ ỔN ĐỊNH CHÍNH TRỊ VÀ HIỆU QUẢ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Sự ổn định chính trị của một quốc gia sẽ thu hút nhà đầu tư nước ngoài và tăng niềm tin đặt vào đồng tiền của quốc gia đó. Sự bất ổn chính trị, chiến tranh và bạo loạn có tác động tiêu cực lên tỷ giá của đồng tiền quốc nội, hệ quả là, tất cả những điều đó gây ra biến động lớn lên thị trường ngoại hối. Tại một quốc gia có nền chính trị không ổn định, rủi ro dành cho các nhà đầu tư nước ngoài và giao dịch quốc tế tăng cao. Và điều đó khiến dòng vốn ngoại chảy đi và thiếu hụt ngoại tệ. Sự ổn định chính trị có liên hệ mật thiết với hiệu quả của nền kinh tế. Nếu những nhà lập pháp xây dựng nên những bộ luật giúp thúc đẩy kinh tế và tài chính, các điều kiện kinh doanh và đầu tư cũng sẽ được cải thiện.
Đây là những yếu tố chính tác động tới biến động giá của những cặp tiền tệ trong dài hạn. Hãy cân nhắc những yếu tố này trong khi giao dịch và đừng quên chú ý tới việc phân tích cơ bản.
Nguồn: Healer