Mô hình nến đảo chiều được biết đến là một trong nhiều công cụ dùng để phân tích kỹ thuật rất hữu dụng của trader. Nó còn có tên gọi khác là mô hình nến Nhật đảo chiều. Mô hình này dùng để báo hiệu xu hướng tăng hoặc giảm.
- Mô hình nến đảo chiều tăng sẽ xuất hiện sau xu hướng giảm, báo hiệu giá đổi chiều đi lên.
- Mô hình nến đảo chiều giảm sẽ xuất hiện sau xu hướng tăng, báo hiệu giá đổi chiều đi xuống.
Các trader sẽ thông qua mô hình nến đảo chiều để nắm bắt được thời điểm giá đảo chiều và từ đó thoát lệnh, hoặc tìm kiếm những điểm vào lệnh đẹp để thu được nhiều lợi nhuận.
Các mô hình nến đảo chiều tăng
1. Dragonfly Doji (nến doji chuồn)
- Đặc điểm nhận dạng:
- Có hình dạng giống một con chuồn chuồn sải cánh.
- Phần thân nến dẹt như một đường gạch ngang.
- Phần bóng trên dài, bóng dưới ngắn.
- Thường xuất hiện cuối xu hướng giảm.
- Ý nghĩa:
- Xuất hiện khi mức giá mở cửa bằng giá đóng cửa.
- Cho thấy bên mua đã kiểm soát hoàn toàn các phiên giao dịch.
- Báo hiệu xu hướng đảo chiều mạnh.
2. Bullish Engulfing (nhấn chìm tăng)
- Đặc điểm nhận dạng:
- Mô hình nến đảo chiều này gồm 2 cây nến: cây đứng đầu là nến giảm, cây thứ hai là nến tăng.
- Cây nến thứ hai phải có độ dài lớn hơn, bao trùm cây thứ nhất.
- Ý nghĩa:
- Cho thấy bên mua đang kiểm soát tình hình.
- Xu hướng đảo chiều tăng giá sẽ rõ rệt hơn nếu cây nến đầu là nến Doji.
3. Piercing Pattern (nến Đường nhọn)
- Đặc điểm nhận dạng:
- Mô hình Piercing Pattern gồm 2 nến: nến đầu là nến giảm, nến thứ hai là nến tăng.
- Cây nến thứ hai phải có độ dài lớn hơn hoặc bằng 50% độ dài cây nến thứ nhất.
- Mức giá mở cửa của nến tăng phải tạo được một khoảng cách nhất định với giá đóng cửa của nến giảm.
- Ý nghĩa:
- Một cây nến xanh tăng mạnh xuất hiện ngay sau cây nến giảm biểu thị bên mua đang chiếm được lợi thế. Xu hướng giá sắp sửa đổi chiều.
- Nếu ngay phía sau mô hình nến đảo chiều Piercing Pattern tiếp tục là một cây nến xanh thì xu hướng đảo chiều tăng sẽ ngày càng rõ rệt.
4. Bullish Harami
- Đặc điểm nhận dạng:
- Mô hình nến đảo chiều Bullish Harami gồm 2 nến: nến đầu là nến đỏ biểu thị xu hướng giảm giá, nến thứ hai là nến xanh biểu thị xu hướng tăng giá.
- Cây nến đỏ có chiều dài bao trùm cây nến xanh.
- Giá mở cửa của nến xanh thường cao hơn giá đóng cửa của nến đỏ.
- Ý nghĩa:
- Cho thấy bên mua đang dần lấy lại ưu thế so với bên bán.
- Khoảng chênh lệch giá giữa 2 nến giúp nhà đầu tư cân nhắc thời điểm đầu tư thích hợp.
5. Nến búa Hammer
- Đặc điểm nhận dạng:
- Có hình dạng tương đối giống nến Doji nhưng thân nến lớn hơn.
- Bóng dưới dài, bóng trên ngắn hoặc không có.
- Ý nghĩa:
- Mô hình nến đảo chiều Hammer cho thấy bên mua đang cố đẩy giá cao hơn.
- Báo hiệu xu hướng giá tăng, nhà đầu tư nên ra lệnh mua vào.
6. Nến Sao mai Morning Star
- Đặc điểm nhận dạng:
- Cụm nến đảo chiều sao mai gồm 3 nến:
+ Đứng đầu là cây đỏ biểu thị xu hướng giảm mạnh.
+ Tiếp theo là cây nến không thân (có thể là nến Doji, nến Hammer hoặc Spinning Top)
+ Cuối cùng là một cây nến xanh
- Ý nghĩa:
- Cây nến đỏ đầu tiên biểu thị bên bán đang chiếm ưu thế, đẩy giá xuống rất thấp.
- Khi giá thấp, người mua nảy sinh tâm lý lưỡng lự. Do đó xuất hiện cây nến thứ hai.
- Bên mua giành lại thế kiểm soát, đẩy giá lên cao nên xuất hiện cây nến thứ ba. Lúc này nhà đầu tư có thể cân nhắc đặt lệnh mua để thu được lợi nhuận.
7. Bullish Abandoned Baby (Em bé bị bỏ rơi)
- Đặc điểm nhận dạng:
- Mẫu nến đảo chiều Bullish Abandoned Baby gồm 3 nến, trong đó 2 cây nến ngoài cùng có kích thước lớn hơn hẳn so với cây nến đứng giữa. Do đó, mô hình trông giống như có một “em bé bị bỏ rơi”.
- Ý nghĩa:
- Nến thứ nhất biểu thị xu hướng giá đang giảm mạnh.
- Khi biên độ giao động giá giảm xuống, mức giá đóng cửa gần bằng giá mở cửa thì xuất hiện cây nến thứ hai.
- Giảm giá liên tục tạo ra một khoảng trống lớn khiến nến thứ ba xuất hiện, kích hoạt đảo chiều xu hướng tăng trên quy mô lớn.
8. Tweezer Bottom (mô hình đáy nhíp)
- Đặc điểm nhận dạng:
- Mô hình nến đảo chiều Tweezer Bottom gồm hai nến: nến đầu là nến giảm, nến thứ hai là nến tăng.
- Giá mở cửa của nến thứ hai bằng giá đóng cửa của nến thứ nhất.
- Ý nghĩa:
- Nến thứ nhất biểu thị xu hướng giá giảm nhưng nến thứ hai chính là dấu hiệu khôi phục của thị trường.
- Nhà đầu tư cần nắm bắt mức độ chênh lệch để quyết định thời điểm ra lệnh thích hợp.
Các mô hình nến đảo chiều giảm
Ngược lại với các mô hình nến đảo chiều tăng giá là mô hình nến đảo chiều giảm giá. Mô hình sẽ dự đoán một xu hướng tăng giá đang chuẩn bị kết thúc, nhường chỗ cho mô hình giảm giá hình thành. Một số mô hình nến đảo chiều giảm giá gồm có:
1. Gravestone Doji (doji bia mộ)
- Đặc điểm nhận dạng:
- Là cây nến đơn, không có thân nến.
- Bóng trên rất dài, không có bóng dưới
- Giá mở cửa bằng với giá đóng cửa và đều ở mức thấp nhất.
- Ý nghĩa:
- Mô hình nến đảo chiều Gravestone Doji xuất hiện cho thấy bên mua vẫn chiếm ưu thế, giá vẫn sẽ tăng. Nhưng khi xu hướng tăng đạt đỉnh, người bán kéo đến quá đông khiến thị trường đảo chiều hạ giá xuống.
- Nến Gravestone Doji có bóng trên càng dài báo hiệu xu hướng đảo chiều giảm giá càng mạnh.
2. Bearish Engulfing (nhấn chìm giảm)
Bearish Engulfing là một mô hình nến đảo chiều mạnh. Mô hình xuất hiện ở cuối xu hướng tăng giá, là mô hình nến đôi.
- Đặc điểm nhận dạng:
- Cụm nến đảo chiều Bearish Engulfing gồm 2 nến: nến đứng đầu là nến xanh, nến đứng sau là nến đỏ.
- Độ dài nến đỏ phải bao trùm toàn bộ nến xanh
- Ý nghĩa:
- Nến xanh đứng đầu báo hiệu xu hướng tăng của thị trường đang chững lại, nến đỏ tiếp theo là dấu hiệu cho một xu hướng giảm sắp xảy ra.
- Nến đỏ càng dài thì tín hiệu giảm càng mạnh.
3. Shooting Star (nến bắn sao)
- Đặc điểm nhận dạng:
- Có hình dạng gần giống nến Doji nhưng khác ở chỗ:
+ Thân nến nhỏ
+ Bóng trên dài gấp 2 - 3 lần thân nến, bóng dưới rất ngắn hoặc không có
- Nến Shooting Star có thể là nến màu đỏ hoặc màu xanh
- Ý nghĩa:
- Shooting Star đòi hỏi sự kiên nhẫn của nhà đầu tư. Bạn cần chờ đợi cho đến khi mẫu nến này thực sự hoàn thành và theo dõi cây nến tiếp theo xuất hiện là một cây nến giảm thì mới bắt đầu vào lệnh để đạt hiệu quả cao.
4. Evening Star (Nến sao Hôm)
- Đặc điểm nhận dạng:
- Cụm nến đảo chiều Evening Star gồm 3 nến:
+ Nến thứ nhất là nến xanh có thân nến dài
+ Nến thứ hai nhỏ, thân ngắn, nhìn giống ngôi sao.
+ Nến thứ ba là nến đỏ, thân lớn, có mức giá đóng cửa luôn nằm trong phạm vi của nến thứ nhất.
- Ý nghĩa:
- Nếu giữa nến đầu tiên và nến thứ hai hình thành một khoảng trống lớn thì đây là dấu hiệu đảo chiều cực mạnh.
5. Tweezer Top (đỉnh nhíp)
- Đặc điểm nhận dạng:
- Mô hình Tweezer Top gồm 2 nến:
+ Nến thứ nhất màu xanh, thân nhỏ, bóng trên dài, bóng dưới ngắn.
+ Nến thứ hai màu đỏ, thân nhỏ, bóng dài.
- Giá đóng cửa của nến hai bằng giá mở cửa của nến thứ nhất
- Ý nghĩa:
- Nến xanh biểu thị bên mua đang đẩy giá lên cao. Qua phiên giao dịch hôm sau, bên mua muốn tiếp tục đẩy giá lên nữa nhưng không thành, bị bên bán đảo ngược tình thế.
- Nhà đầu tư nên cân nhắc thực hiện lệnh bán.
Chiến lược giao dịch với mô hình nến đảo chiều
Mô hình nến Nhật đảo chiều có thể giúp nhà đầu tư vào lệnh và thoát lệnh hợp lý. Tuy nhiên, khi giao dịch cũng phải có chiến thuật mới mang lại lợi nhuận. Để giao dịch với mô hình nến đảo chiều các bạn có thể tham khảo chiến lược sau:
Vào lệnh
Bên cạnh sự xuất hiện của nến đảo chiều thì nhà đầu tư cũng phải đợi cây nến hình thành sau nến đào chiều để xác nhận lại xu hướng mới tiền hành vào lệnh. Tuyệt đối không được thiếu kiên nhẫn mà vào lệnh ngay. Bởi giá cả luôn biến động không ngừng nên có thể sẽ đi ngược lại xu hướng dự đoán. Nếu không đợi test lại xu hướng sẽ dẫn đến tình trạng thua lỗ, thậm chí cháy tài khoản.
Cắt lỗ
Bạn cần tiến hành cắt lỗ trong mọi trường hợp, bởi không có gì là chắc chắn 100% cả. Cắt lỗ có thể giảm thiểu rủi ro không đoán trước được. Bạn nên đặt cắt lỗ cách râu nến thêm 2 – 3 pip để tốt nhất tránh trường hợp nên rút chân.
Chốt lời
Để chốt lời bạn nên áp dụng quy tắc R : R là 1:1 hoặc 1:2. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt chốt lời bằng với kích thước của mô hình nến đảo chiều.
📚Lưu ý quan trọng khi giao dịch với mô hình nến đảo chiều
Phân tích kỹ thuật suy cho cùng chỉ là phân tích những diễn biến tâm lý của thị trường mà thị trường thì luôn biến động thất thường, bạn không nên máy móc áp dụng lý thuyết để tránh thua lỗ mà phải hiểu được bản chất của những mô hình nến này. Sau đây là những việc bạn nên làm khi gặp những mẫu nến đảo chiều:
- Chốt lãi nếu trước đó đã đặt lệnh đúng xu hướng vì thị trường sắp đảo chiều.
- Nên đặt lệnh khi nến cuối cùng của mô hình nến bạn gặp phải đã xác định để chắc chắn mô hình đã hoàn thành.
- Chốt lời khi đã đến điểm chốt lời dự định, không được quá tham lam vì thị trường lại có thể bắt đầu đảo chiều mà bạn không biết.
- Đặt stoploss và không được bỏ. Khi thị trường đã đi sai xu hướng mong muốn thì bạn phải quyết đoán cắt lỗ do mô hình đã dự báo không chính xác.
- Không nên tin tưởng 100% vào mô hình mà chỉ nên coi là một chỉ báo để tham khảo.